Trẻ biếng ăn, nhác ăn luôn khiến bất cứ cha mẹ nào phải đau đầu. Trong trường hợp không may con bạn lười ăn, thì hãy đọc ngay bài viết Trẻ biếng ăn – mẹ nên làm gì dưới đây của WE K VINA để tham khảo thêm một số phương pháp mới nhằm hạn chế tình trạng này nhé!
1.Những biểu hiện của tình trạng biếng ăn ở trẻ
Là “triệu chứng” thường gặp ở nhiều trẻ, thường nằm trong độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ 2-3 tuổi, tình trạng này còn nhiều hơn. Nếu bạn thấy con có những biểu hiện dưới đây, thì hãy ngay lập tức tìm hiểu để thay đổi tình trạng biếng ăn ở con nhé:
– Trẻ thường chạy đi, “lảng” đi chỗ khác hoặc quấy rối khi bạn dọn đồ ăn ra cho trẻ ăn.
– “Kén ăn”: không ăn tất cả hoặc một số loại thức ăn có trong bữa.
– Có dấu hiện ngậm thức ăn, không chịu nhai.
– Từ chối, quay đầu đi khi người lớn đút cơm.
– Lượng thực phẩm ăn mỗi bữa ít hơn so với bình thường.
– Thời gian ăn mỗi bữa kéo dài, thường hơn 30 – 40 phút.
– Quấy khóc, chạy trốn người lớn để không phải ăn.
– Trong ba tháng liên tục không tăng cân.
Càng ngày tỉ lệ trẻ kén ăn, biếng ăn ngày càng cao, đặc biệt với các bé gái tỉ lệ này lớn hơn nhiều so với các bé trai.
Việc này thường dẫn đến những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến sự phát triển về thể chất cũng như trí tuệ của trẻ.
Bên cạnh đó, chứng biếng ăn kéo dài khiến trẻ suy dinh dưỡng, mất cần bằng hormone, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu..và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Chính vì vậy, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu biếng ăn cha mẹ cần theo dõi và ngay lập tức tìm phương án điều chỉnh nhé.
=> Xem ngay: Làm thế nào để bổ sung chất béo đúng cách cho trẻ?
2. Trẻ biếng ăn – Nguyên nhân do đâu?
Trẻ biếng ăn có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây WE K VINA thống kê một số nhân tố chủ yếu dẫn đến tình trạng này ở trẻ:
– Biếng ăn do trẻ gặp những vấn đề về sức khỏe:
Thông thường khi trẻ gặp những vấn đề sức khỏe và thay đổi sinh lý như:
+ Bị rối loạn tiêu hóa, đang bị tiêu chảy hay đau bụng, chướng bụng…
+ Trẻ đang mắc bệnh, mệt mỏi
+ Trẻ đang trong giai đoạn mọc răng, sưng nướu khiến việc nhai bị khó chịu.
+ Các trường hợp bệnh lý khác.
– Khẩu phần ăn thiếu cân đối và không ngon:
Trong nhiều trường hợp việc khẩu phần ăn thiếu cân đối hoặc việc chế biến không phù hợp với khẩu vị của trẻ cũng khiến trẻ cảm thấy chán ăn và không ăn.
Đồng thời hiện nay nhiều phụ huynh cho bé ăn dặm sớm nhưng không khoa học hoặc thành phần dinh dưỡng không cân đối, khiến quá trình chuyển hóa dinh dưỡng diễn ra chậm, từ đó khiến trẻ chướng bụng, táo bón…và dẫn đến việc bé lười ăn.
– Thói quen ăn uống không tốt từ trước đó:
Có thể từ trước cha mẹ còn chưa để ý, đã tạo nên những thói quen không tốt cho trẻ trong vấn đề ăn uống như:
+ Cho bé “rông” khi ăn
+ Thời gian, giờ giấc ăn không cố định
+ Cho bé ăn nhiều đồ ăn vặt, các loại bánh kẹo trước bữa chính
+ Lúc trẻ ăn cho trẻ xem tivi, chơi điện tử, chơi điện thoại khiến bé không tập trung và ăn lâu hơn bình thường.
+ Chuẩn bị lượng thức ăn hoặc chia bữa ăn không phù hợp.
– Một số tác nhân về tâm lý khác:
Bên cạnh những nguyên nhân trên, thì không ít những nguyên nhân về tâm lý cũng dẫn đến việc trẻ biếng ăn và nhác ăn.
+ Không khí trong bữa ăn quá căng thẳng, khiến bé khó chịu, không muốn ăn.
+ Trẻ bị ép ăn uống nhiều trong thời gian lâu dài, tạo nên tâm lý khó chịu khi ăn uống.
+ Trẻ từng bị hóc, sặc, nôn…khi ăn, cơ thể khó chịu nên có triệu chứng “sợ”, không dám ăn.
+ Trẻ đột ngột thay đổi môi trường sinh hoạt ( ví dụ: đi trẻ), thay đổi về giờ ăn, người cho ăn…khiến bé không quen và không muốn ăn uống.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân ngoài luồng khác, đến từ việc món ăn không ngon, trẻ bị dị ứng với thực phẩm đó hay những áp lực trong học hành, sự thay đổi tâm sinh lý trong các giai đoạn trẻ phát triển…
3. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ biếng ăn?
Nếu phát hiện bé có dấu hiệu biếng ăn, cha mẹ hoặc người chăm sóc bé cần quan sát và sớm đưa ra cách khắc phục. Tình trạng này càng kéo dài, sức khỏe của bé càng kém.
– Cần tìm ra nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn:
Người chăm sóc trẻ cần tìm ra nguyên nhân trẻ biếng ăn, sau đó mới có thể có phương án phù hợp.
– Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ:
Ngay từ khi trẻ tập ăn dặm, cha mẹ đã nên xây dựng những thói quen ăn uống lành mạnh cho bé, không nên tạo những thói quen xấu như cho bé đi rông khi ăn, cho bé xem điện thoại khi đang ăn…
Cho trẻ ăn uống đúng bữa đúng giờ, tốt nhất là sắp xếp để cả nhà ăn cơm cùng nhau.
– Biến đổi cách thức chế biến và nấu các thực đơn với thành phần dinh dưỡng hợp lý:
Bên cạnh nấu những món ăn với thành phần dinh dưỡng cân đối, mẹ có thể biến đổi cách trình bày, tạo nhiều màu sắc trên đĩa cơm của bé để bé hứng thú ăn cơm hơn.
Trong mỗi bữa ăn nên có món bé thích, đồng thời mẹ khuyến khích bé ăn thêm các món ăn khác.
– Đừng ép buộc khi bé không muốn ăn nữa:
Khi bé đã có dấu hiệu no và không muốn ăn nữa, cha mẹ không nên ép bé ăn thêm, việc ép bé ăn sẽ khiến bé khó chịu và lần sau không muốn ăn nữa.
– Phân bố thời gian ăn bữa phụ hợp lý:
Không nên cho bé ăn bữa phụ hay uống nước quá nhiều ngay trước giờ ăn bữa chính.
Bữa phụ không nên cho ăn các loại bánh kẹo, socola mà nên cho trẻ ăn những loại bánh ít ngọt, hoa quả, sữa…phù hợp với tình trạng của trẻ.
– Khuyến khích bé vận động mỗi ngày:
Việc vận động không những giúp cơ thể của trẻ phát triển khỏe mạnh hơn mà còn kích thích khả năng ăn uống của trẻ. Trong trường hợp trẻ vận động sẽ tiêu hao năng lượng nhiều, nên bé sẽ ăn uống nhiều hơn.
Ngoài ra, trong trường hợp bé biếng ăn nghiêm trọng, biếng ăn kéo dài, phụ huynh có thể cân nhắc đến việc cho bé sử dụng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ, có chứa các loại khoáng chất và vitamin thiết yếu. Sau đó thì vừa kết hợp các sản phẩm hỗ trợ vừa điều chỉnh lại chế độ ăn uống của bé.
Trên đây là những thông tin mà WE K VINA muốn giới thiệu đến bạn về việc trẻ biếng ăn và cách xử lý. Hi vọng rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp ba mẹ tốt hơn trong việc chăm sóc con cái. Trong trường hợp cha mẹ muốn tìm hiểu thêm về các loại thực phẩm dinh dưỡng hỗ trợ cho bé, thì cứ mạnh dạn liên hệ chúng tôi, để nhân viên tư vấn miễn phí và nhanh nhất cho bạn nhé.
#trebiengan #trenhacan #treluoian #lamgikhitrebiengan #lamgikhitrenhacan
Một bình luận