Bên cạnh việc viêm mũi cấp, viêm phổi hay dị ứng thời tiết, tiêu chảy cũng là một trong những bệnh lý phổ biến thường gặp nhất ở trẻ em. Vậy trường hợp trẻ bị tiêu chảy nên xử lý tại nhà như thế nào? WE K VINA gửi đến các cha mẹ thông tin trong bài viết dưới đây để mọi người tham khảo nhé!
1.Nguyên nhân và những biểu hiện khi trẻ bị tiêu chảy
a.Những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị tiêu chảy
Dưới đây là những nhóm nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ bị tiêu chảy:
– Do trẻ bị nhiễm khuẩn:
Vào thời gian giao mùa hoặc mùa xuân, mùa hè, trẻ thường nhiễm các loại virus, vi khuẩn. Vì hệ tiêu hóa cũng như miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn toàn, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, nên có rất nhiều tác nhân có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ.

– Không đảm bảo vệ sinh:
Với nhiều trẻ, bé cực thích vận động và vui chơi. Tuy nhiên khi trẻ đi chơi ở bên ngoài về sẽ tiếp xúc rất nhiều tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Khi trẻ về nhà nếu không vệ sinh sạch sẽ cho trẻ thì dễ dẫn đến việc trẻ tiếp xúc đồ ăn và gây tiêu chảy.
Việc vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo ( để trẻ ăn thực phẩm lạnh, quá hạn, đồ sống, đồ tái…) cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị tiêu chảy.
– Chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý:
Chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị tiêu chảy.
=> Tham khảo ngay: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ dậy thì thế nào là hợp lý?
b.Những biểu hiện của việc trẻ bị tiêu chảy cấp
Khi thấy trẻ có những triệu chứng như sau, rất có thể trẻ đã bị tiêu chảy cấp:
– Nôn, sốt, đi ngoài phân lỏng, nhiều nước. Khi bắt đầu tiêu chảy, thì sẽ giảm nôn.
– Phân lỏng, nhiều nước, có mùi tanh hoặc chua. Đi ngoài từ 3 lần/ngày và thời gian kéo dài. Khi tình trạng tiêu chảy kéo dài từ trên 14 ngày, số lần đi vệ sinh trong ngày của trẻ có thể giảm hoặc tăng.
– Có các dấu hiệu của việc mất nước như: môi khô, da khô, khát nước, nước tiểu sẫm màu.
– Trường hợp tiêu chảy kéo dài có thể có trường hợp đau bụng nhiều, biếng ăn, sụt cân nghiêm trọng và quấy khóc.

2. Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ nên xử lý như thế nào?
Nếu trẻ bị tiêu chảy có thể dẫn đến những ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe của bé như làm bé mệt mỏi, biếng ăn, suy dinh dưỡng, nặng hơn là trường hợp mất nước, mất điện giải quá độ.
Khi thấy con có dấu hiệu tiêu chảy, mẹ cần phải xử lý ngay lập tức trong thời gian nhanh nhất:
– Với trẻ sơ sinh hoặc trẻ quá nhỏ hoặc các dấu hiệu cho thấy con mất nước nặng, sốt cao, phân lẫn máu hay thời gian kéo dài quá 7 ngày, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và lấy thuốc trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Với trường hợp phát hiện sớm, trẻ đề kháng tốt, triệu chứng nhẹ và trước đó đã từng đi khám, mẹ có thể điều trị tại nhà cho con với những tips sau:
+ Bổ sung nước và các chất điện dại, Oresol cho bé. Trường hợp không mua được Oresol, có thể cho trẻ uống các loại nước cháo loãng, nước cơm, nước gạo rang, nước hoa quả tươi…nhưng không được thêm đường.
+ Cho trẻ ăn uống đủ dinh dưỡng, tăng cường các loại vi chất Fe, Mg, Zn,…để bé nhanh hồi phục. Đồng thời bổ sung các loại men vi sinh cho trẻ.

+ Trường hợp tìm hiểu được nguyên nhân gây tiêu chảy và tình trạng cơ địa của bé, mẹ có thể cho bé uống kháng sinh theo đơn kê của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng các loại kháng sinh linh tinh.
+ Giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường sống cho bé sạch sẽ, tránh việc để bé tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh hay những đồ vật không vệ sinh.
Tiêu chảy là bệnh lý thường xuyên gặp ở tất cả trẻ em từ khi sinh ra đến khi trưởng thành. Để bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện hơn, cha mẹ hãy giữ gìn vệ sinh cho con sạch sẽ, đồng thời cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ nhé.
#trebitieuchay #tieuchayotreem #lamgikhibebitieuchay




Một bình luận