Mề đay là một trong những hiện tượng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trong giai đoạn thời tiết giao mùa, nhiều phấn hoa, côn trùng, trẻ thường dễ bị dị ứng. Vậy khi trẻ bị mề đay nên xử lý như thế nào? Quý phụ huynh hãy tham khảo ngay thông tin dưới đây từ WE K VINA nhé!
1.Nổi mề đay là gì? Những dấu hiệu nhận biết trẻ đang nổi mề đay cấp
a.Nổi mề đay là gì?
Nổi mề đay ( mày đay) là hiện tượng có những tác nhân gây kích ứng, khiến mao mạch trên da bé bị tổn thương, dẫn đến phần trung bì bị phù cấp hoặc mãn tính.
Có hai dạng nổi mề đay:
– Dạng cấp tính: mề đay xuất hiện trong ngày, thời gian kéo dài dưới 6 tuần.
– Nổi mề đay mãn tính: thời gian kéo dài hơn 6 tuần.
Dù cấp tính hay mãn tính, khi nổi mề đay trẻ đều rất khó chịu và quấy khóc rất nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến việc sinh hoạt hàng ngày của bé.
b.Những dấu hiệu của việc trẻ bị nổi mề đay
Khi nổi mề đay, trẻ thường có những biểu hiện như sau:
– Nổi mẩn đỏ:
Trẻ có thể bị nổi mẩn đỏ ở một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể, có thể nổi theo dạng nốt nhỏ li ti hoặc nổi theo từng đám. Vùng mẩn đỏ bị sưng lên, nốt có thể to hoặc nhỏ tùy vào tình trạng cơ địa của bé.
Những khu vực cơ thể thường nổi nhiều là: tay, chân, cổ.
– Ngứa ngáy:
Khi nổi mẩn con bị ngứa rất nhiều, cảm giác châm chích, vừa đau vừa ngứa và muốn gãi.
Ngứa là phản ứng tự nhiên của cơ thể, nhiều trẻ không nhịn được gãi liên tục, điều này khiến cho vết mề đay lan rộng ra. Trường hợp nếu con làm da trầy xước có thể dẫn đến việc nhiễm trùng.
– Trẻ bị phù mạch:
Trong trường hợp trở nặng, một số khu vực có da nhạy cảm như môi, mí mắt,…của trẻ có biểu hiện bị sung lên. Ngoài ra trong một số trường hợp nặng, các cơ quan nội tạng như thanh quản, ống tiêu hóa…cũng bị sưng lên.
– Trẻ sốt và biếng ăn:
Khi bị mề đay, sức đề kháng của bé sẽ suy giảm, bên cạnh đó những tác nhân gây bệnh bên ngoài có thể tấn công khiến bé mắc bệnh, sốt nhẹ.
Ngoài ra, việc vừa sốt vừa ngứa khiến trẻ khó chịu, quấy khóc nhiều và biếng ăn, không muốn ăn.
=> Đừng bỏ qua: Nên điều trị như thế nào khi trẻ bị hắc lào?
2.Những nguyên nhân dẫn đến việc nổi mề đay ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nổi mề đay ở trẻ, và nhiều trường hợp tự phát, vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể.
Dưới đây là một số những nguyên nhân chủ đạo:
– Trẻ bị dị ứng thời tiết:
Trong trường hợp thời tiết hoặc điều kiện sống có sự thay đổi đột ngột, trẻ dễ bị dị ứng và nổi mề đay, nổi mẩn trên cơ thể.
– Ăn các thực phẩm gây dị ứng:
Trẻ có thể không cẩn thận ăn phải thực phẩm trẻ dị ứng hoặc những thực phẩm dễ gây dị ứng ( ví dụ: hải sản nói chung).
– Trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa, các loại lông động vật…
– Tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc điều trị kéo dài
– Các trường hợp nhiễm trùng khác, hoặc trường hợp mắc các bệnh cấp tính khiến bé sốt và nổi mề đay.
– Bị côn trùng bám vào người, cắn hoặc chích. ( Dân gian vẫn thường gọi: dính lông sâu).
3.Cha mẹ nên xử lý như thế nào khi trẻ bị mề đay?
Việc chữa mề đay, đặc biệt là các trường hợp mề đay mãn tính, việc chữa trị không hề dễ dàng, cần thời gian dài và phác đồ rõ ràng.
Cha mẹ có thể xử lý như sau:
– Xác định nguyên nhân gây bệnh trong phạm vi có thể, để bé tránh xa nguồn lây:
Thông thường trẻ dễ bị nổi mề đay khi dị ứng đồ ăn, phấn hoa, bị côn trùng cắn…Khi thấy con có dấu hiệu cha mẹ nhanh chóng khoanh vùng nguyên nhân và “cách ly” bé khỏi nguyên nhân gây bệnh đó.
– Hạn chế không để bé gãi, cào làm trầy xước da.
– Dừng tất cả các loại thuộc, thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng.
– Chữa mề đay bằng những loại thuốc chuyên dụng cho trẻ: tuy nhiên phương pháp này cần có sự tư vấn của nhân viên chuyên nghiệp hoặc bác sĩ, không nên tự ý sử dụng vì có tác dụng phụ.
– Chữa mề đay tại nhà:
Ở Việt Nam thường có khá nhiều kinh nghiệm dân gian về việc chữa mề đay tại nhà cho trẻ. Các phụ huynh có thể tham khảo các phương pháp dưới đây:
+ Chườm lạnh: dùng túi chườm lạnh hoặc bọc đá lạnh qua khăn dày để chườm nhẹ lên vùng da bị mề đay, tránh chườm trực tiếp gây bỏng lạnh.
+ Thoa kem dưỡng ẩm lành tính cho bé.
+ Sử dụng các loại phương pháp dân gian như: lá khế, nha đam, trà xanh…để chữa cho trẻ. Những phương pháp chữa mề đay bằng mẹo dân gian này được khá nhiều phụ huynh áp dụng, vì sự hiệu quả và lành tính.
+ Cho bé uống đủ nước và thường xuyên lau người cho bé để giữ gìn vệ sinh.
+ Lựa chọn quần áo phù hợp cho trẻ: nên cho trẻ mặc những bộ quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng mát để tránh cọ xát gây bức bối cho trẻ.
– Trong trường hợp trẻ có những triệu chứng nặng: nổi mẩn toàn thân, môi, mắt… sưng phù, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và điều trị ngay.
Trên đây, WE K VINA đã giới thiệu cho bạn những thông tin chi tiết nhất về hiện tượng trẻ nổi mề đay. Các cha, mẹ tham khảo ngay để xử lý nếu bé không may nổi mề đay nhé!
=> Xem ngay: Mẹ nên làm gì khi bé biếng ăn?
Một bình luận