Trong những năm gần đây tình trạng dậy thì sớm ở trẻ ngày càng phổ biến, tạo nên nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường và khỏe mạnh của trẻ. Để hạn chế bớt tình trạng này xảy ra, cha mẹ nên sớm tìm hiểu phòng ngừa dậy thì sớm ở trẻ bằng cách nào để có cách chăm sóc con phù hợp nhé!
1.Dậy thì sớm ở trẻ – những hậu quả khôn lường
Thông thường ở bé gái, từ 8 – 13 tuổi và ở bé trai từ 9-14 tuổi, các bé bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì, bắt đầu có những phát triển về chiều cao, thay đổi hình dạng một số bộ phận của cơ thể và phát triển những nét đặc trưng về giới tính. Trong trường hợp cơ thể trẻ xuất hiện những triệu chứng thay đổi sớm hơn ( trước 8 tuôi ở bé gái, trước 9 tuổi ở bé trai), thì được coi như dậy thì sớm.
Việc trẻ dậy thì quá sớm có thể để lại nhiều hậu quả rất nghiêm trọng:
– Dậy thì sớm ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé:
Giai đoạn dậy thì là giai đoạn phát triển chiều cao, thể lực…của trẻ. Nếu quá trình này diễn ra quá sớm và kết thúc nhanh, xương của trẻ chưa phát triển hoàn toàn thì quá trình này đã kết thúc, điều này dẫn đến việc chiều cao của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, và có thể thấp hơn nhiều so với các bạn cùng trang lứa khác.
– Dậy thì sớm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm lý của trẻ:
Khi bước vào giai đoạn dậy thì, cơ thể và vóc dáng của trẻ sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Chính vì sự thay đổi này dẫn đến sự “khác biệt” giữa trẻ và bạn bè khác. Nhiều bạn không hiểu chuyện sẽ trêu đùa khiến trẻ bị xấu hổ, tổn thương lòng tự trọng.
Giai đoạn này cũng là giai đoạn tâm lý của trẻ vô cùng nhạy cảm, dễ căng thẳng và xấu hổ. Nếu cha mẹ không sát sao chăm sóc, trẻ rất dễ “mọc lệch”.
Đồng thời trong giai đoạn này, sự thay đổi về tâm lý có thể dẫn đến việc trẻ muốn “chứng tỏ” bản thân, dễ bị kẻ xấu lợi dụng và bước chân vào bẫy dùng chất kích thích.
– Dậy thì sớm có thể khiến trẻ quan hệ tình dục sớm
Trong thời đại hiện nay, sự phát triển của internet khiến trẻ được tiếp xúc với rất nhiều luồng thông tin trên mạng xã hội. Trong nguồn thông tin đó không phải cái nào cũng tốt và tích cực, có những luồng thông tin tiêu cực và liên quan đến các vấn đề quan hệ tình dục.
Sự phát triển và thay đổi về mặt thể chất cũng như tinh thần khiến trẻ tò mò, và nhiều trường hợp sẽ đi quá giới hạn. Thêm vào đó, giai đoạn này các em nhận thức còn chưa đầy đủ, không thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn, dẫn đến việc có khả năng có thai ngoài ý muốn. Điều này ảnh hưởng cực lớn đến sức khỏe, tâm lý cũng như tương lai phát triển của các em.
– Dậy thì sớm có thể khiến trẻ mắc một số bệnh liên quan. Ở bé gái việc dậy thì sớm có thể gây rối loạn nội tiết, làm trẻ bị mắc các chứng bệnh như buồng trứng đa nang, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Ở các bé trai, có thể có tình trạng bị u, tổn thương thần kinh…
2.Nên làm gì để phòng ngừa tình trạng dậy thì sớm ở trẻ?
Tình trạng dậy thì sớm để lại quá nhiều tác hại và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Chính vì vậy, trong việc chăm sóc trẻ hằng ngày, cha mẹ nên lưu ý để hạn chế tối đa việc con nhỏ dậy thì sớm.
Dưới đây là một số biện pháp để góp phần phòng ngừa tình trạng này:
– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh:
Cha mẹ nên xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống hợp lý, lượng calo phù hợp và lành mạnh để tránh trường hợp trẻ bị béo phì, kích thích đến việc tiết ra hormon. Với trường hợp cho trẻ uống sữa, cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, khuyến nghị dùng của từng loại sữa cho từng độ tuổi.
Đồng thời trong thành phần bữa ăn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu quercitin như cam, canh, táo, hành tây, cà chua, các loại rau xanh…
– Hạn chế tiếp xúc các hormone giới tính:
Các loại kích thích phân bố hormone giới tính như testosterone (bé trai) và estrogen (bé gái) thường có trong các loại chai nhựa, hộp nhựa, thuốc trừ sâu… Cha mẹ nên chú ý khi chọn mua các vật dụng thường ngày cho con, để tránh trường hợp tiếp xúc với các loại hộp nhựa không an toàn.
– Tăng cường cho bé vận động và tăng thời gian ngủ, hạn chế cho bé sử dụng các loại thức ăn công nghiệp, hạn chế thời gian chơi máy tính.
– Giữ cân nặng ổn định, tránh trường hợp thừa cân béo phì
– Tránh tự ý cho trẻ sử dụng các loại thuốc nội tiết tố theo toa hoặc các loại thực phẩm chức năng có chứa hormone. Chỉ sử dụng khi có yêu cầu của bác sĩ.
– Giáo dục sớm cho trẻ về dậy thì sớm, để khi có dấu hiệu bé chủ động nói với cha mẹ từ đó có biện pháp điều tiết kịp thời.
Trên đây là những thông tin về dậy thì sớm ở trẻ con và các biện pháp phòng ngừa. Các bậc phụ huynh hãy tham khảo kĩ để đồng hành và chăm sóc tốt nhất cho con nhé!
Một bình luận