Tập nói là một trong những giai đoạn vô cùng quan trọng, cần cha mẹ bên cạnh đồng hành cùng con. Trong quá trình đó, cha mẹ thường dùng nhiều cách để hỗ trợ việc tập nói của trẻ hiệu quả và nhanh chóng nhất, nhưng trong đó cũng có không ít sai lầm ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Dưới đây WE K VINA chia sẻ đến quý phụ huynh những sai lầm thường gặp khi dạy trẻ học nói – cha mẹ xem và rút kinh nghiệm ngay nhé!
1.Cha mẹ không chủ động tạo môi trường cho con giao tiếp
Việc chủ động tạo môi trường cho con giao tiếp và tương tác là vô cùng quan trọng. Việc cha mẹ không chủ động taọ môi trường giap tiếp cho con sẽ khiến bé bị hạn chế trong việc phát triển năng lực ngôn ngữ của mình.
Một số cha mẹ có suy nghĩ con còn nhỏ nghe không hiểu lời mình nói, không nhất thiết phải nói chuyện nhiều cùng con. Nhưng thật ra mỗi lần cha mẹ chủ động bắt chuyện cùng bé, là một lần “cổ vũ” cho con bày tỏ suy nghĩ và ngôn ngữ của mình, dù ngôn ngữ đó rất đơn giản.
Việc tạo môi trường giao tiếp cho con cũng không hề khó, bạn có thể chủ động hỏi bé, cho bé tiếp xúc với bạn bè cùng lứa, để những đồ vật bé cần ở “xa” để bé nhờ bạn khi cần lấy…Những việc này không hề khó, chỉ cần cha mẹ kiên nhẫn và dịu dàng thôi!
2.Cha mẹ ít “tương tác” với bé trong quá trình bé học nói
Việc ít tương tác với bé cũng là việc thường thấy ở nhiều gia đình. Có không ít cha mẹ vì bận việc, quá mệt mỏi những lúc về nhà mà bỏ bê không tương tác với con. Bên cạnh đó, cha mẹ còn thiếu “kinh nghiệm” và sự kiên nhẫn nhất định trong quá trình tương tác với trẻ.
Khi bắt đầu học nói, bé thường hỏi rất nhiều vấn đề, hoặc phát ra những âm thanh vô nghĩa. Nếu cha mẹ không kiên nhẫn hồi đáp mà cứ “lơ” đi, bé sẽ mất đi hứng thú và không muốn nói nữa.
3.Cho trẻ xem nhiều chương trình hoặc video trên các thiết bị điện tử
Đây chắc chắn là sai lầm thường gặp nhất của nhiều phụ huynh. Nhất là trong thời buổi hiện nay, khi mà việc trông con trở nên khó khăn và vất vả hơn, nhiều cha mẹ coi các thiết bị điện tử như điện thoại, ti vi là “cứu tinh” giúp trông con tốt và đỡ tiết kiệm thời gian hơn.
Nhiều cha mẹ vẫn nghĩ cho con xem những clip dạy tiếng anh, clip ca nhạc, phim…trên điện thoại hay TV càng nhiều thì càng hỗ trợ tốt hơn cho việc bé học nói. Thật ra điều này là không đúng. Việc phát triển kĩ năng nói và giao tiếp của bé thường thông qua những cuộc nói chuyện hàng ngày.
Khi xem quá nhiều thiết bị điện tử, nhất là khi phải xem một mình, thường khiến khả năng biểu đạt của bé bị giảm đi nhiều, việc nói năng cũng không được lưu loát. Xem video trên điện thoại hay TV quá nhiều khiến bé có xu hướng thích chơi một mình hơn là tiếp xúc xã hội.
4.Dạy trẻ từ khó, nói quá nhiều không phù hợp với độ tuổi của trẻ
Có không ít gia đình khi dạy bé tập nói vẫn quan niệm nói thật nhiều thì bé sẽ học nói theo. Tuy nhiên, việc nói nhiều chưa chắc đã giúp ích cho trẻ trong việc phát triển ngôn ngữ.
Để trẻ nói tốt, không đơn thuần là nghe, mà còn phụ thuộc vào việc từ đó trẻ có phát âm được hay không, cha mẹ có tạo cơ hội cho bé nói chuyện hay không. Việc nói nhiều đôi lúc sẽ khiến bé bị “loạn”, không nghe và nhớ được rõ ràng từ người lớn vừa nói là gì, không bắt chước theo được.
Bên cạnh đó việc dạy từ phù hợp cũng rất là quan trọng. Khả năng nghe – hiểu – bắt chước của trẻ 1-2 tuổi sẽ khác với trẻ 3-4 tuổi, chính vì vậy cha mẹ cần phải chọn từ dạy cho con phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của bé nhé. Với trẻ từ 6-7 tháng bé chỉ nghe – lặp lại được những từ chưa rõ âm và nghĩ như a, à, ầu…, với trẻ từ 1-1,5 tuổi có thể học những từ đơn âm tiết hoặc song âm tiết như cha, ba ba, mẹ, bà, mama… Với trẻ từ 2 tuổi trở lên đã học nói được những câu ngắn đơn giản khoảng 4-5 từ…
Không nên dạy những từ quá khó cho trẻ, cần căn cứ theo độ tuổi và khả năng tiếp thu của bé để dạy những từ phù hợp nhé.
5.Dùng ngôn ngữ của trẻ con để dạy cho trẻ
Đây cũng là một sai lầm thường thấy ở nhiều gia đình. Khi bắt đầu học nói, do khả năng điều tiết âm thanh của bé còn chưa thành thạo, bé thường hay nói ngọng tạo ra những âm thanh chưa “chuẩn”. Đây là điều vô cùng bình thường. Tuy nhiên, có nhiều cha mẹ vì thấy dễ thương mà bắt chước và dùng ngôn ngữ của con để nói lại, điều này không hề tốt cho việc học nói của bé.
Cha mẹ không nên nghĩ bé chỉ hiểu những từ bé nói ra, vì thật ra bé có thể hiểu những lời cha mẹ nói, nhưng do khả năng biểu đạt còn chưa tốt và từ vựng còn thiếu nên chưa thể nói ra một cách trơn tru. Việc lặp lại cách nói của trẻ hay giọng nói sai của bé sẽ ảnh hưởng đến việc tập nói lưu loát và nguyên câu của trẻ.
Khi dạy trẻ nói, cha mẹ hãy kiên nhẫn dùng cách nói/ cách phát âm chính xác và tiêu chuẩn nhất để dạy con nhé!
Trên đây là những sai lầm trong quá trình dạy con học nói. WE K VINA hi vọng đây sẽ là thông tin hữu ích cho cha mẹ trong việc chăm sóc và dạy con tập nói hiệu quả nhé!
#dạycontậpnói #sailầmkhidạycontậpnói
========
WE K VINA – Thương hiệu phân phối đồ Mẹ & Bé hàng đầu Việt Nam
Địa chỉ: 238 Trần Hưng Đạo, Sơn Trà, Đà Nẵng
Hotline: 0899 484 804
Website: https://wekvina.com/
Facebook: https://www.facebook.com/WE-K-VINA-110050484841557
Instagram: https://www.instagram.com/we_k_vina/