Ăn dặm là một trong những giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Trong nhiều trường hợp, nếu cha mẹ không lưu ý sẽ tạo nên những hậu quả không tốt cho bé. Cha mẹ hãy xem ngay những lưu ý cực quan trọng khi cho bé ăn dặm trong bài viết mà WE K VINA chia sẻ dưới đây nhé!
1.Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm
Thời gian ăn dặm quá sớm hay quá muộn đều không tốt với sự phát triển của bé. Thời điểm phù hợp để bé bắt đầu ăn dặm là khoảng từ 6 tháng tuổi.
Thông thường, khi đủ 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên hiện nay, có nhiều trường hợp mới chỉ hơn 4 tháng tuổi nhiều gia đình đã cho con ăn dặm.
Nhiều bác sĩ chuyên khoa Nhi hoặc chuyên gia Y tế khuyến cáo, không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm. Bởi lẽ ở độ tuổi dưới 6 tháng tuổi, cơ quan tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn toàn, nếu cho trẻ ăn quá sớm, một mặt trẻ chưa thể hấp thu hoàn toàn chất dinh dưỡng, mặt khác cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển cơ quan tiêu hóa của bé.
Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể khiến trẻ giảm ham muốn ti mẹ, từ đó khuyết thiếu nhiều dưỡng chất quan trọng trong sữa mẹ. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp bé sẽ bị dị ứng với thức ăn.
Với trường hợp cho bé ăn dặm quá muộn, bé sẽ bị thiếu những chất dinh dưỡng cần bổ sung trong quá trình phát triển của bé, việc này có thể khiến bé chậm lớn, suy dinh dưỡng, chậm phát triển các kĩ năng liên quan đến ă uống như: cầm, nắm thức ăn, kĩ năng nhai,…
2.Quan sát những biểu hiện cho thấy trẻ đã “sẵn sàng” ăn dặm
6 tháng chỉ là con số tương đối về mặt thời gian. Thông thường trẻ đến giai đoạn này sẽ bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào nhiều nhân tố khác, ví dụ sữa mẹ dồi dào vẫn đủ cho trẻ bú, hay một số trẻ sinh ra thiếu tháng, tới 6 tháng vẫn chưa phát triển được như các bạn cùng trang lứa khác…
Khi bé đã sẵn sàng ăn dặm, sẽ có những biểu hiện “đặc trưng” nhất định dưới đây:
– Bé cứng cáp, có thể ngồi thẳng hoặc ngồi dưới sự hỗ trợ của ghế ăn dặm.
– Thích thú với những thức ăn mà cha mẹ mang cho bé
– Có phản xạ nhai, dùng tay lấy thức ăn khi được cho ăn
– Có phản xạ mở miệng khi thấy người lớn đưa thức ăn về phía miệng.
– Trẻ có đủ cân nặng.
3.Những lưu ý về chế độ ăn uống và thực phẩm cho bé bắt đầu ăn dặm
Chế độ dinh dưỡng và thực phẩm phù hợp cực kì quan trọng khi bé bắt đầu ăn dặm. Dưới đây là một số lưu ý cực quan trọng cho cha mẹ khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé nhé:
– Chọn đúng loại thực phẩm khi cho bé tập ăn dặm:
Bên cạnh nhiều loại thực phẩm tốt cho trẻ bắt đầu ăn dặm như cà rốt, khoai tây, bí ngô…thì cũng có những loại thực phẩm không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn khi bắt đầu ăn dặm như: củ dền, bột sắn, cải thảo…
Khi bé bắt đầu ăn dặm, có thể chọn lựa cho con bắt đầu ăn từ các loại ngũ cốc tốt cho bé.
Cha mẹ cần tìm hiểu và chọn lựa đúng nhóm thực phẩm phù hợp theo từng độ tuổi của bé khi ăn dặm nhé.
– Không cắt hoàn toàn sữa mẹ/ sữa bột trong quá trình bé ăn dặm
Với trẻ dưới 1 tuổi, sữa mẹ vẫn luôn là nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu và quan trọng, không nên cắt bỏ hoàn toàn sữa mẹ khi bé bắt đầu ăn dặm.
Cha mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn dặm với lượng phù hợp, để bé không vì ăn dặm quá no mà bỏ ti mẹ nhé.
– Chậm rãi và kiên nhẫn, để bé làm quen với chế độ ăn dặm
Khi ti mẹ, thức ăn của bé là ở dạng lỏng hoàn toàn, khi chuyển sang ăn dặm thì thức ăn của bé chuyển sang dạng đặc, điều này có thể khiến bé không quen.
Khi mới bắt đầu, cha mẹ hãy thật kiên nhẫn, cho con ăn từ từ. Bắt đầu từ khoảng 1-2 muỗng và tăng dần về sau.
– Lưu ý chế biến đúng cách các món ăn dặm cho bé:
Việc chế biến đúng cách cũng vô cùng quan trọng. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, trẻ dưới 1 tuổi, không nên nêm các loại gia vị mặn vào đồ ăn của bé.
Cha mẹ nên ưu tiên chế biến các món ăn dạng súp, nghiền, từ loãng đến đặc cho trẻ.
Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý một số loại thực phẩm không thể kết hợp với nhau, ví dụ: củ cải và cà rốt, mật ong và sữa…
– Không ép trẻ ăn:
Trong quá trình bé ăn dặm, cha mẹ đừng ép trẻ ăn. Khi thấy trẻ có dấu hiệu chán, không hứng thú, quay đầu đi, từ chối đồ ăn…thì cha mẹ không nên ép trẻ ăn tiếp. Thay vì ép bé ăn tiếp, cha mẹ hãy đợi đến lúc bé đói và ăn nhé!
– Chú ý về số lượng bữa ăn phù hợp khi bé tập ăn dặm:
Số lượng bữa ăn cho bé ăn dặm cũng cần được chú ý. Với những bé mới bắt đầu ăn dặm, thì chỉ nên bắt đầu với một bữa một ngày. Số lượng bữa ăn có thể được tăng dần lên theo tình hình ăn uống và độ tuổi của bé.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về những lưu ý khi cho bé ăn dặm. Cha mẹ hãy tham khảo và lưu lại ngay để có những thông tin hữu ích nhất trong việc chăm sóc con yêu của mình nhé!
#béăndặm #lưuýkhichobéăndặm #lưuýkhibébắtđầuăndặm
========
WE K VINA – Thương hiệu phân phối đồ Mẹ & Bé hàng đầu Việt Nam
Địa chỉ: 238 Trần Hưng Đạo, Sơn Trà, Đà Nẵng
Hotline: 0899 484 804
Website: https://wekvina.com/
Facebook: https://www.facebook.com/WE-K-VINA-110050484841557
Instagram: https://www.instagram.com/we_k_vina/