Chậm phát triển ngôn ngữ là một trong những vấn đề nghiêm trọng cần được sớm phát hiện và điều trị. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, cha mẹ hãy tham khảo và quan sát để có phương án xử lý sớm và phù hợp nếu phát hiện bé yêu có dấu hiệu của căn bệnh này nhé!
1.Trẻ bị chậm phát triển ngôn là gì?
Chậm phát triển ngôn ngữ là việc khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ bị giảm sút và chậm hơn so với những trẻ khác cùng lứa tuổi. Trong nhiều trường hợp, trẻ không thể diễn đạt ý nghĩa câu nói một cách rõ ràng hoặc tiếp thu nguồn tin chậm. Với nhiều trẻ, việc này thể hiện qua việc trẻ không phát âm rõ ràng, không diễn tả được ý nghĩa mình muốn nói.
Việc chậm phát triển ngôn ngữ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bình thường của trẻ, nhất là sau này khi trẻ đi học hay đến tuổi cần làm quen với bạn bè sẽ càng khó khăn hơn. Chính vì vậy cha mẹ nên theo dõi và nếu thấy trẻ có biểu hiện, nên khắc phục càng sớm càng tốt.

2.Những biểu hiện của việc trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ
Trẻ ở những độ tuổi khác nhau sẽ có những biểu hiện của chứng bệnh chậm phát triển ngôn ngữ khác nhau. Dưới đây là những biểu hiện qua từng giai đoạn tuổi của bé:
– Những biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ dưới 12 tháng:
+ Trẻ không có phản ứng hay không “hóng chuyện” khi người xung quanh trò chuyện cùng bé.
+ Trẻ không phát ra được những âm thanh bập bẹ mơ hồ như à, ơ, ồ….
+ Không bắt chước được những âm thanh đơn giản mà người xung quanh tạo ra khi trò chuyện cùng bé.

– Biểu hiện của trẻ “chậm nói” ở giai đoạn 12 tháng – 15 tháng:
+ Không tập nói bập bẹ
+ Không phát ra được những từ đơn giản. Thường nhóm tuổi này bé đã có thể bập bẹ được những từ đơn giản như ba, bà, mẹ…
+ Không hiểu và không phản ứng lại được với những hành động đơn giản như “tạm biệt”, “ chào con”…
+ Không bập bẹ tập nói chuyện.
– Biểu hiện việc chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 15 tháng đến 2 tuổi:
+ Trẻ không nói được những câu ngắn và đơn giản
+ Trẻ không nhận biết và không nói ra được những yêu cầu của mình ( bằng những câu ngắn)
+ Trẻ không hiểu và không làm theo được những yêu cầu nhỏ mà bố mẹ “nhờ” bé giúp đỡ.

Ngoài ra, ở trẻ chậm phát triển ngôn ngữ còn có những biểu hiện như: hờ hững với cha mẹ, bạn bè, thích chơi một mình, không quá quan tâm đến các đồ vật xung quanh. Bé có thể bắt chước nói những từ hay chữ trên video youtobe, quảng cáo bé xem, nhưng khi giao tiếp lại không thể dùng ngôn ngữ diễn tả ý muốn của mình…
Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ là một trong những chứng bệnh phổ biến hiện nay, gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bình thường và toàn diện của bé. Cha mẹ nên thường xuyên đồng hành và chú ý đến sự phát triển của con yêu để chăm sóc cho con tốt nhất nhé!
#trẻchậmpháttriểnngônngữ #trẻchậmnói #biểuhiệntrẻchậmpháttriểnngônngữ



