Niềng răng cho trẻ em đang là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên, vì các em còn nhỏ, nên dùng các phương pháp chỉnh hình để xử lý các vấn đề về răng miệng cần chú ý rất nhiều.
1.Có nên niềng răng cho trẻ em?
Ngày nay, những vấn đề về răng miệng ở trẻ em xuất hiện ngày càng nhiều, nhiều cha mẹ cũng rất băn khoăn và đắn đo có nên cho con niềng răng sớm? Bác sĩ nha khoa khuyên thời điểm vàng để niềng răng cho bé là từ 12 đến 18 tuổi. Tuy nhiên, việc này vẫn còn cần xem xét nhiều yếu tố: tình trạng răng, cơ địa của trẻ, độ tuổi…
– Những lợi ích khi niềng răng cho trẻ em:
+ Ở giai đoạn này, trẻ còn nhỏ, xương hàm mềm, việc tác động vật lý để điều chỉnh cho bé có một hàm răng đẹp sẽ dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn.
+ Hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống tương lai và sự tự tin của bé: với nhiều bé răng bị hô, móm do di truyền hay do răng mọc lệch, khi nói chuyện hay giao tiếp các em sẽ không tự tin, mặc cảm. Chính vì vậy đến độ tuổi phù hợp cha mẹ nên cố gắng cho con niềng răng để khắc phục vấn đề nhé.

+ Hiệu quả nhanh và tốt hơn so với việc niềng răng khi đã trưởng thành.
+ Giúp trẻ hạn chế các bệnh về răng miệng: với nhiều trường hợp răng trẻ bị mọc sai lệch, ảnh hưởng đến khớp cắn và việc vệ sinh răng miệng gặp khó khăn dẫn đến răng bị sâu hay hỏng. Việc niềng răng giúp hàm răng của bé đều và việc vệ sinh răng miệng sau tháo niềng của bé dễ dàng hơn.
+ Giá thành khi niềng răng cho trẻ em ít hơn so với niềng răng cho người lớn.
Giá niềng răng thường được quyết định bởi các yếu tố như tình trạng răng miệng của bé, thời điểm niềng răng, phương pháp niềng răng…Thường trẻ nhỏ việc tác động dễ hơn nhiều so với răng người lớn, nên giá thành sẽ rẻ hơn.
-Tác hại khi niềng răng cho trẻ quá sớm:
Tuy nhiên, niềng răng ở trẻ em cũng có những ảnh hưởng nhất định. Ảnh hưởng lớn nhất chính là xương và răng của bé còn đang phát triển, việc niềng như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường của răng hay xương hàm. Bên cạnh đó, việc niềng răng có thể gây khó chịu cho bé, dẫn đến trẻ chán ăn, ăn ít…ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Chính vì vậy, trước khi quyết định niềng cha mẹ cần đưa con đi khám và tư vấn với bác sĩ thật kĩ nhé!
2.Cha mẹ cần lưu ý gì khi cho trẻ niềng răng?
2.1. Các trường hợp nên cho bé niềng răng
Việc niềng răng sớm có cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực nhất định đến vấn đề sức khỏe răng miệng của bé. Trạng thái lý tưởng nhất là răng miệng của bé phát triển bình thường, tuy nhiên có một số trường hợp nhất định không thể không niềng răng:
– Răng bé mọc lệch, khấp khểnh hay chen chúc, răng bị hô hay móm.
– Trẻ đã thay răng vĩnh viễn, răng mọc không đều, mọc xoay ngang
– Răng vĩnh viễn của trẻ có kẽ hở giữa các răng lớn
– Trẻ bị sai khớp cắn, cắn chéo, khớp cắn ngược, khớp cắn sâu…

2.2. Những lưu ý quan trọng khi niềng răng cho trẻ em
Khi tiến hành niềng răng cho bé, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề quan trọng để có được kết quả tốt nhất nhé:
– Chọn đơn vị chỉnh nha uy tín:
Đây là điều cực kì quan trọng. Cha mẹ nên tham khảo thật kĩ, chọn đơn vị chỉnh nha uy tín để nhận được sự tư vấn chính xác và phù hợp nhất.
Đồng thời ở những đơn vị này, có trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm để theo dõi và hỗ trợ tốt nhất.
– Lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp với trẻ:
Hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng như niềng răng trong suốt, niềng răng sứ, niềng răng mắc cài kim loại truyền thông, niềng răng mắc cài kim loại tự động…Cha mẹ căn cứ vào tình hình răng của con cũng như điều kiện kinh tế để chọn lựa hình thức niềng phù hợp nhé.
– Giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ
Khi niềng răng sẽ có những giai đoạn người đeo niềng cực kì khó chịu vì đau, cộm…dẫn đến việc lười vệ sinh răng miệng, gây ra những bệnh lý như sâu răng, viêm lợi…Phụ huynh cần giám sát và nhắc nhở trẻ đánh răng đầy đủ mỗi ngày để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

– Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và khoa học:
Việc niềng răng chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống của trẻ. Đặc biệt với các dạng mắc cài, giai đoạn đầu thường bị đau trẻ không thể ăn các loại thức ăn cứng.
Cha mẹ nên hỏi kĩ bác sĩ về chế độ ăn uống cho trẻ, nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm để tránh kích thích đến răng trẻ trong giai đoạn này.
Ngoài ra, trong giai đoạn này mẹ cũng nên chế biến và bổ sung thêm các loại thức ăn để đảm bảo khoáng chất, các loại vitamin giúp bé sớm hồi phục sức khỏe.
Ngoài ra, cần hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn kích thích răng lợi như kem, đá, các loại nước có nhiều axit…
Cha mẹ cố gắng động viên trẻ ăn đầy đủ để sớm hồi phục, trường hợp không ăn sẽ dẫn đến thiếu năng lượng và thiếu chất, làm cho răng bị yếu đi và sức khỏe suy giảm.

– Loại bỏ các thói quen xấu:
Một số bé thường có một số thói quen ảnh hưởng đến răng miệng như ăn kẹo cao su, cắn móng tay…cha mẹ cần nhắc nhở trẻ để loại bỏ những thói quen này, đặc biệt là việc ăn kẹo cao su. Vì bã kẹo cao su khi mắc vào mắc cài cực kì ảnh hưởng.
– Cho trẻ đi khám răng định kì:
Phụ huynh nhất định phải để ý lịch hẹn và cho bé đi khám định kì để đảm bảo hiệu quả. Đặc biệt trong quá trình niềng răng có thể xảy ra một số việc ngoài ý muốn như sâu răng, mọc răng khôn, mẻ răng…Cần đi khám đúng lịch để nếu xảy ra tình trạng này bác sĩ sẽ can thiệp kịp thời nhé.
Trên đây là những thông tin WE K VINA muốn chia sẻ với các bạn khi tiến hành cho trẻ niềng răng. Tham khảo ngay để có những thông tin hữu ích nhất nhé!




#niềngrăngchotrẻ #cónênniềngrăngchotrẻem #niềngrăngchobé