Với trẻ em mắc bệnh tiểu đường, nếu cha mẹ có thể xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, thì bé vẫn lớn lên bình thường như nhiều đứa trẻ khác. Vậy chế độ dinh dưỡng cho trẻ tiểu đường thế nào là hợp lý? Cha mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của WE K VINA nhé!
1.Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ em bị tiểu đường như thế nào?
Với trẻ em bị bệnh tiểu đường, việc chăm sóc trong chế độ ăn uống hàng ngày cần được chú ý nhiều hơn so với trẻ không mắc bệnh. Bên cạnh việc uống hoặc tiêm bổ sung insulin, việc bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng là vô cùng quan trọng.
Dưới đây là một số lưu ý để cha mẹ có thể xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ tiểu đường:
– Cho trẻ bị tiểu đường ăn đúng giờ:
Ăn đủ bữa và đúng giờ là nhân tố vô cùng quan trọng trong chế độ ăn uống và dinh dưỡng của trẻ mắc bệnh tiểu đường, nhất là với nhóm trẻ mắc tiểu đường Type 1. Tùy vào tình trạng và thể chất của trẻ để cha mẹ chia các bữa cho bé. Thông thường sẽ có 3 bữa chính ( sáng – trưa – tối) và bữa phụ trong ngày để đảm bảo cung cấp đủ Carbohydrate cho bé.

– Cân bằng các nhóm chất trong khẩu phần ăn của bé bị tiểu đường:
Với trẻ bị tiểu đường, trong khẩu phần ăn của bé phải đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là các nhóm chất sinh năng lượng như chất béo, chất đạm, chất đường bột…
Bên cạnh đó, cha mẹ chú ý bổ sung các loại vitamin và chất xơ thông qua rau xanh và hoa quả. Khi chọn hoa quả, mẹ lưu ý chọn lựa các loại hoa quả ít đường như bơ, bưởi, táo, thanh long, đào, dâu tây, ổi…và hạn chế chọn lựa những loại quả có hàm lượng đường cao như: xoài, vải, nhãn, nho, na…

Với nhóm rau xanh, cha mẹ có thể chọn những loại rau tốt như bông bí, rau ngót ( bồng ngọt), mồng tơi, rau muống, bí đao, cà rốt, súp lơ xanh, mướp, cải xanh, cải ngọt,…Đây là những loại rau rất tốt với trẻ bị tiểu đường. Việc ăn nhiều rau củ cũng giúp trẻ giải độc và hạn chế việc bị táo bón.
Với nhóm chất béo, có thể bổ sung lượng vừa đủ qua các loại dầu thực vật lành tính như dầu hạt cải, dầu ô liu, dầu hạt lanh, mỡ động vật trong các loại cá, thịt, dầu cá…
Với nhóm chất đường bột, bổ sung qua các nhóm thực phẩm như cơm, gạo lứt, các loại bánh mì, nui, bún…
Cha mẹ lưu ý hạn chế chọn lựa những loại thực phẩm chứa hàm lượng đường cao nhé!
– Hạn chế đường, tránh các thực phẩm quá nhiều dầu mỡ
Cha mẹ nên đổi món thường xuyên cho trẻ bị tiểu đường, không nên chỉ cho trẻ ăn liên tục một nhóm thực phẩm hay một món.
Hạn chế các loại thức ăn chứa hàm lượng đường cao, đặc biệt là các loại được chế biến sẵn như hoa quả sấy, nước ngọt có ga, bánh kẹo, socola…

– Lựa chọn đúng loại sữa cho bé bị tiểu đường:
Sữa cũng là một loại thực phẩm không thể thiếu khi trẻ mắc bệnh tiểu đường. Bởi lẽ, giai đoạn này không chỉ trị bệnh, mà trẻ còn cần đủ chất dinh dưỡng để phát triển về chiều cao và thể lực.
Khi chọn sữa, cha mẹ nên chọn các loại sữa đã tách béo, các loại sữa không đường hoặc các loại sữa chuyên dùng cho người bị mắc tiểu đường nhé!
Với những thực phẩm nhiều dầu mỡ như các loại đồ ăn chiên, rán cũng nên hạn chế. Cha mẹ có thể cho con ăn các loại thực phẩm ít chất béo hơn như tôm, chim, cua, thịt ức gà…Nếu dùng các loại thịt đỏ, thì cha mẹ chỉ nên lấy phần nạc cho con nhé!
– Chế biến thức ăn cho trẻ bị tiểu đường đúng cách:
Cách chế biến thức ăn phù hợp cũng là một trong những điều mà cha mẹ cần lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiểu đường. Khi chế biến thức ăn cho nhóm trẻ mắc bệnh tiểu đường, cần hạn chế việc xắt quá nhỏ và nấu với lửa lớn trong thời gian quá dài hoặc nấu quá kĩ.

2.Những lưu ý trong quá trình xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé bị mắc tiểu đường
Dưới đây là những lưu ý quan trọng trong chế độ ăn uống của trẻ mắc tiểu đường, cha mẹ cùng WE K VINA tham khảo nhé:
– Không cho trẻ ăn quá mặn, nên kiểm soát lượng muối hàng ngày.
– Hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đồ chiên rán, các loại đồ nấu chín quá kĩ hay cắt quá nhỏ, ninh nhừ.
– Hạn chế, không cho trẻ ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, chứa chất phụ gia, các loại đồ ăn nhanh.
– Thường xuyên phối hợp chế độ ăn uống khoa học và vận động. Cha mẹ nên vận động trẻ tập thể dục đều đặn và vận động nhiều.

– Thường xuyên đi khám theo định kì, nhất là với những trẻ bị tiểu đường type 1.
Trên đây là những thông tin cơ bản trong việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý khi trẻ mắc bệnh đái tháo đường. Cha mẹ hãy cùng tham khảo ngay để có biện pháp chăm sóc con tốt nhất nhé!
#chếđộdinhdưỡngchobébịtiểuđường #chếđộănuốngchobébịtiểuđường #đồănchobébịtiểuđường



