Chậm phát triển ngôn ngữ là một trong những chứng bệnh phổ biến ở trẻ em hiện nay. Chứng bệnh này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển và khả năng giao tiếp của trẻ. Vậy cha mẹ cần làm gì khi phát hiện con bị chậm phát triển ngôn ngữ? Hãy xem ngay những chia sẻ dưới đây của WE K VINA về vấn đề này nhé!

1.Trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ và biểu hiện

Trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ là tình trạng khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ không phát triển hoặc giảm sút so với những trẻ khác cùng tuổi, trẻ không thể phát ra được những âm thanh hoặc không thể dùng từ ngữ để diễn tả điều mình muốn nói.

Chứng bệnh chậm phát triển ngôn ngữ có rất nhiều biểu hiện khác nhau, ở mỗi giai đoạn phát triển sẽ có những biểu hiện nhất định. Những biểu hiện thường thấy nhất chính là việc trẻ không phản ứng lại với âm thanh xung quanh, không “hóng chuyện”, không phát ra được những âm thanh bập bẹ hay những từ, câu ngắn…Tùy vào từng độ tuổi của trẻ mà có những sự khác biệt nhất định. Cha mẹ có thể tìm hiểu chi tiết về những biểu hiện của việc trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ TẠI ĐÂY nhé!

trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là gì? Ảnh: Internet

2.Cha mẹ cần làm gì để giúp con chữa chứng chậm phát triển ngôn ngữ?

Cha mẹ đều biết, việc chậm phát triển ngôn ngữ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng giao tiếp, học tập cũng như phát triển bình thường của con. Chính vì vậy khi phát hiện con có dấu hiệu mắc chứng bệnh này, cha mẹ cần nhanh chóng can thiệp để tránh tình trạng ngày càng nặng thêm nhé.

Vậy, cha mẹ cần làm gì khi phát hiện con mình chậm phát triển ngôn ngữ?

– Cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc con chậm phát triển ngôn ngữ:

Với trường hợp này, nếu cha mẹ chưa đủ kinh nghiệm và không thể phán đoán, nên đưa con đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia để được phân tích và tư vấn kịp thời.

Có trường hợp trẻ chậm nói do khuyết thiếu môi trường, cha mẹ không giao tiếp nhiều và không nói chuyện với con, có trường hợp là do trẻ mắc các chứng bệnh như tự kỉ, khiếm thính…Khi xác định được nguyên nhân chính xác, mới có thể chọn lựa được cách can thiệp phù hợp.

Thêm vào đó, bác sĩ là người có chuyên môn, sẽ đánh giá đúng và chính xác hơn về tình trạng của trẻ, từ đó có những kiến nghị phù hợp và hiệu quả nhất.

Khám cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Cho trẻ đi khám để tìm nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Ảnh: Internet

– Tích cực nói chuyện và khuyến khích trẻ nói chuyện:

Ngay khi trẻ mới sinh, cha mẹ và người thân hãy tích cực “giao tiếp” cùng trẻ. Mặc dù độ nhận thức chưa cao nhưng trẻ sẽ dần quen và có phản ứng được với âm thanh, tiếng nói.

Khi trẻ bắt đầu biết “hóng chuyện” và ê a tập nói, cha mẹ nên giao tiếp với bé nhiều hơn, “hưởng ứng những lời bé nói, đáp lại những lúc bé phát ra âm thanh. Cha mẹ không nên “lơ” bé khi bé cố gắng giao tiếp nhé.

Đồng thời tùy theo từng giai đoạn phát triển của bé, cha mẹ tích cực dạy bé yêu những từ đơn giản, vừa nói vừa hướng dẫn bé làm những việc nhỏ trong vừa sức để bé hiểu được cách dùng lời nói biểu đạt mong muốn và ý nghĩ của mình nhé.

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là gì? Ảnh: Internet

– Hạn chế việc để trẻ chơi một mình hoặc tiếp xúc quá nhiều với ti vi, điện thoại

Việc cho trẻ chơi một mình và tiếp xúc nhiều với Tivi hay điện thoại cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm nói. Khi chơi một mình trẻ sẽ khuyết thiếu môi trường giao tiếp, và dần dần dẫn đến việc trẻ quen với việc không nói chuyện cùng người khác, khả năng ngôn ngữ và biểu đạt suy nghĩ ở trẻ sẽ bị giảm dần.

Với trường hợp trẻ sử dụng tivi hoặc điện thoại quá nhiều, rất có thể dẫn đến việc trẻ chuyên chú quá nhiều vào và trở nên không thích giao tiếp với người xung quanh. Hoặc khi nói chuyện sẽ học theo cách nói trên video mà trẻ xem được, nói chuyện ngắn và cộc cằn.

trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Hạn chế cho bé tiếp xúc quá nhiều với Tivi hay điện thoại. Ảnh: internet

– Cho trẻ tiếp xúc với nhiều bạn bè và nhiều người hơn:

Việc cho trẻ tiếp xúc với nhiều người không chỉ giúp bé rèn luyện sự tự tin mà còn giảm nguy cơ bé chậm phát triển ngôn ngữ.

Khi bé được tiếp xúc với nhiều người và các bạn xung quanh đều giao tiếp, sẽ kích thích mong muốn giao tiếp của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ sẽ trở nên “hoạt ngữ” hơn khi học thêm được nhiều từ vựng hay cách nói chuyện từ bạn bè và những người xung quanh.

Với một số trường hợp đặc biệt, nếu triệu chứng chậm nói của trẻ quá nặng, cha mẹ cần hỏi kĩ càng với bác sĩ về phương án can thiệp. Đồng thời trong nhiều trường hợp cần liên hệ với cô giáo hoặc chuyên gia chuyên điều trị chứng bệnh này để sớm ngày giúp con hồi phục và phát triển nhé!

Trên đây là những thông tin mà WE K VINA muốn chia sẻ cho các phụ huynh về phương án xử lý khi trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Chậm phát triển ngôn ngữ mặc dù không phải là chứng bệnh sẽ theo trẻ cả đời, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của trẻ trong giai đoạn đầu đời. Chính vì vậy, cha mẹ hãy luôn đồng hành cùng con và có phương án can thiệp sớm nếu phát hiện con chậm nói nhé!

#trẻchậmnói #cáchchữatrẻchậmnói #cáchxửlýtrẻchậmnói #trẻchậmpháttriểnngônngữ #cáchxửlýtrẻchậmpháttriểnngônngữ

========
WE K VINA – Thương hiệu phân phối đồ Mẹ & Bé hàng đầu Việt Nam
🏠Địa chỉ: 238 Trần Hưng Đạo, Sơn Trà, Đà Nẵng
☎️Hotline: 0899 484 804
🌏Website: https://wekvina.com/
🔰Facebook: https://www.facebook.com/WE-K-VINA-110050484841557
🎯Instagram: https://www.instagram.com/we_k_vina/

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *